Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Bảo đảm cho bảo lãnh

Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh mà các TCTD thường áp dụng:
- Ký quỹ (100% hoặc thấp hơn 100% giá trị bảo lãnh, trường hợp dưới 100% thì phần giá trị bảo lãnh còn lại sẽ được bổ sung các hình thức tiếp theo sau)
- Cầm cố, thế chấp tài sản
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
- Bảo lãnh đối ứng của các TCTD khác
- Các biện pháp bảo đảm hợp pháp khác phù hợp với yêu cầu của TCTD và phù hợp với quy định của pháp luật (ví dụ như tín chấp,...).

Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Các TCTD sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với các trường hợp sau:
1. Bên nhận bảo lãnh (bên có quyền, đối tác của bên được bảo lãnh) trả lại bản cam kết bảo lãnh gốc và có văn bản hủy bỏ hoặc không chấp nhận cam kết bảo lãnh của TCTD;
2. Bên nhận bảo lãnh (bên có quyền) có văn bản miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho TCTD. Lưu ý là trường hợp này sẽ không ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh (khách hàng của TCTD) đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc phát luật có quy định TCTD phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trường hợp chỉ một TCTD trong số nhiều TCTD đồng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng được bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những TCTD khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà họ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Sử dụng ngôn ngữ trong bảo lãnh ngân hàng

Thông thường các TCTD trong một quốc gia sẽ sử dụng các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh do TCTD đó thực hiện được lập bằng ngôn ngữ chính nước đó sử dụng (ví dụ TCTD ở Việt Nam sẽ chọn ngôn ngữ trong các văn bản liên quan là tiếng Việt).
Trường hợp nếu có bên nước ngoài tham gia, các bên có thể thỏa thuận sử dụng một thứ tiếng nước ngoài thông dụng. Các tài liệu này phải được dịch ra ngôn ngữ chính sử dụng trong văn bản của nước bản địa để đính kèm khi gửi cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Khi có phát sinh tranh chấp thì bản có ngôn ngữ chính của nước đó sẽ được sử dụng là bản chính để giải quyết tranh chấp trước các cơ quan pháp luật.

Các nội dung cơ bản trong một Cam kết bảo lãnh

Các nội dung cơ bản trong một Cam kết bảo lãnh:

- Tên & địa chỉ của ba bên liên quan (gồm TCTD + bên được bảo lãnh (khách hàng của TCTD) + Bên nhận bảo lãnh,...)
- Số tiền được TCTD bảo lãnh (giá trị bảo lãnh)
- Phạm vi, đối tượng và thời hạn hiệu lực mà TCTD áp dụng bảo lãnh
- Hình thức và các điều kiện để TCTD thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Ngoài ra trong cam kết sẽ có một số nội dung khác như: quyền & nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp phát sinh, chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên,...

Lưu ý: Cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu có sự thỏa thuận của các bên liên quan.

Một số điểm lưu ý khác trong Bảo lãnh ngân hàng

- Nếu khách hàng của TCTD (bên được bảo lãnh) đề nghị bảo lãnh là đơn vị phụ thuộc của một pháp nhân thì đơn vị này phải có giấy ủy quyền của tổ pháp nhân cho phép đơn vị đại diện cho pháp nhân này tham gia vào quan hệ bảo lãnh với TCTD và đơn vị cùng với pháp nhân này sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Hợp đồng bảo lãnh thường được sử dụng là hợp đồng theo mẫu phát hành của các TCTD. Hợp đồng bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu có sự thỏa thuận của các bên liên quan .

- Thời hạn bảo lãnh: sẽ được căn cứ vào thời hạn thực hiện của nghĩa vụ được bảo lãnh của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh (thường được ghi trong hợp đồng kinh tế của hai bên), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận, cam kết khác. Việc sửa đổi, gia hạn phải có văn bản đề nghị sửa đổi, gia hạn của bên được bảo lãnh và phải được bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.

- Chấm dứt bảo lãnh: một số trường hợp sau sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh của TCTD
+ Bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh;
+ Hết thời hạn đã cam kết trong cam kết bảo lãnh (chứng thư bảo lãnh)

Bộ hồ sơ Đề nghị bảo lãnh

Sau đây là các hồ sơ mà một TCTD thường yêu cầu khách hàng (bên được bảo lãnh) cung cấp khi thực hiện bảo lãnh:

- Với bảo lãnh theo món:
1. Giấy đề nghị bảo lãnh;
2. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân (giấy ĐKKD, Đăng ký thuế, Đăng ký mẫu dấu, các giấy phép khác,..., CMND của người đại diện, của cá nhân,...)
3. Các tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, khả năng tài chính trong 02 năm gần nhất của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có) như: Báo cáo tài chính; hợp đồng & hóa đơn đầu vào, đầu ra; các hóa đơn điện, nước (nếu có) phiếu thu chi (đối với hộ KD),...
4. Hồ sơ về tài sản đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh kèm theo các tài liệu chứng minh tính hợp pháp (giấy chứng nhận Quyền sở hữu Nhà và Quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán tài sản; với hàng hóa thế chấp thì có hợp đồng, phiếu nhập kho, hóa đơn mua,...)
5. Các tài liệu liên quan đến các nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh (hợp đồng kinh tế,...)
6. Trường hợp bên được bảo lãnh (khách hàng của TCTD) ký quỹ 100% số tiền bảo lãnh và các khoản phí liên quan, chỉ yêu cầu hồ sơ nêu tại mục số 1, 2 và 5.

- Với bảo lãnh trong hạn mức bảo lãnh đã được TCTD cấp:
1. Giấy đề nghị bảo lãnh;
2. Các tài liệu liên quan đến các nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh (hợp đồng kinh tế,...)
3. Hồ sơ về tài sản đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh kèm theo các tài liệu chứng minh tính hợp pháp - Áp dụng trong trường hợp bên được bảo lãnh bổ sung thêm tài sản (bất động sản, hàng hóa,...)

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


Theo điu 3 của Ngh đnh s 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2009:
- DN vừa và nhỏ: là các cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) cụ thể như sau:

 - Đối với các công ty đăng ký kinh doanh nhiều lĩnh vực hoạt động: xác định theo lĩnh vực có tổng nguồn vốn và số lao động cao nhất
- Đối với những khu vực khác không nêu trong nghị định: xác định theo lĩnh vực thương mại dịch vụ

Nguồn: Sưu tầm Internet

Các đối tượng thường được TCTD bảo lãnh

Các đối tượng thường được TCTD bảo lãnh:

Dưới đây là các đối tượng chung nhất, tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng về đối tượng khách hàng,
1. Các tổ chức & các nhân kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam:

 + Doanh nghiệp nhà nước
+ Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội
+ Công ty cổ phần
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty hợp danh
+ Công ty liên doanh
+ Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam



+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Hộ kinh doanh cá thể & cá nhân.

2. Các TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD.
3. Các tổ chức kinh tế khác (như tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam,...)

Các loại bảo lãnh

Các loại bảo lãnh:

+ Bảo lãnh dự thầu: là bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm qui định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì TCTD thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, TCDB sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

+ Bảo lãnh hoàn thanh toán:là bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì TCTD sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh.

+ Bảo lãnh vay vốn: là bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn.

+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

+ Bảo lãnh thanh toán: là bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

+ Bảo lãnh đối ứng: là bảo lãnh do TCTD (gọi là TCTD A) phát hành cho một TCTD khác (bên bảo lãnh - Gọi là TCTD B) về việc đề nghị TCTD đó (TCTD B) thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của TCTD A đối với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng của TCTD A vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì TCTD A phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh.

+ Đồng bảo lãnh: là việc TCTD và một hoặc nhiều TCTD khác cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua TCTD này hoặc một TCTD khác làm đầu mối.

Nguồn: Sưu tầm Internet

Các khái niệm cơ bản về bảo lãnh


Các khái niệm cơ bản về bảo lãnh:

Bảo lãnh ngân hàng: là cam kết bằng văn bản của Tổ chức Tín dụng (TCTD) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc TCTD thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được TCTD trả thay.

Cam kết bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của TCTD hoặc văn bản thỏa thuận giữa TCTD, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Hợp đồng bảo lãnh: là văn bản thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả.

Sưu tầm: Internet