Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Văn hóa doanh nghiệp


“Văn hóa doanh nghiệp”(VNDH) là sự chia sẻ về giá trị, mục tiêu và lễ nghi ứng xử, nó thể hiện sự khác biệt về đẳng cấp của một doanh nghiệp. Cách đây vài năm, các donah nghiệp đặc biệt chú trọng đến vấn đề này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nhìn nhận đúng đắn giá trị của nó, họ cho rằng nó lỗi thời, lộn xộn và chỉ là một hình thức giấu giếm sự quản lý yếu kém.

VHDN không phải là một cái gì đó ngớ ngẩn và lỗi thời như một số người suy nghĩ. Ngược lại, nó thật sự rất quan trọng cho sự phát triển và lớn mạnh của mỗi doanh nghiệp. Những tập đoàn lớn trên thế giới như IBM, P&G, Morgan Bank đã phát triển rất mạnh và sở hữu đội ngũ nhân tài hùng hậu vì họ đã biết xây dựng và phát huy hiệu quả sức mạnh của VHDN. Xây dựng VHDN không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài với 7 bước cơ bản sau :

  1. Nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng, đơn giản hóa quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp. 
  2. Thử thách nhân viên mới, giúp họ từ bỏ những thói quen xấu.
  3. Người quản lí cũng phải bắt đầu học từ cái nhỏ nhất.
  4. Hãy chia sẽ với mọi người về mục tiêu của công ty bạn và có phần thưởng khích lệ nếu họ đạt được mục tiêu đó.
  5. Hướng tới những mục tiêu cao cả hơn.
  6. Phát triển văn hóa truyền thốnng doanh nghiệp.
  7. Hỗ trợ đội ngũ duy trì và phát triển VHDN


Nguồn : "Những điều trường HARVARD vẫn không dạy bạn" của MARK H.McCORMACK

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Các vấn đề khác về bao thanh toán

Tài sản đảm bảo:
+ Bất động sản
+ Tín chấp - Các khoản phải thu đã hình thành

Tỷ lệ tài trợ: thông thường khoảng từ 70 - 90% giá trị khoản phải thu

Chi phí bao thanh toán: thông thường sẽ gồm có:
+ Lãi vay, thường chính là lãi suất cho vay
+ Phí bao thanh toán
+ Các phí khác (phí gia hạn,...)

Truy đòi bên bán hàng: trong trường hợp bên mua không thực hiện đúng/đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho TCTD bao thanh toán thì TCTD sẽ thực hiện truy đòi bên mua, trong thời gian truy đòi này thì TCTD vẫn có quyền đòi nợ các khoản phải thu với bên mua hàng.

Cho vay để thực hiện việc bao thanh toán: trong trường hợp bên mua hàng chưa đáp ứng vốn kịp thời để thực hiện thanh toán các khoản phải trả cho bên bán (đã được TCTD bao thanh toán) thì TCTD có thể xem xét để cho bên mua (hoặc bên bán) vay tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán (hoặc thực hiện nghĩa vụ khi TCTD truy đòi - áp dụng với bên bán)

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Một số giấy tờ cần lưu ý trong bộ hồ sơ để tín dụng cho doanh nghiệp

Việc cho vay vốn đối với các doanh nghiệp/công ty, ngoài một số giấy tờ cơ bản như giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, sẽ có một số loại giấy tờ đặc biệt mà chúng ta cần quan tâm:

- Chứng chỉ hành nghề đối với các ngành nghề cần giấy phép: như công ty dược, các nơi phân phối các sản phẩm dược (người đại diện phải có bằng dược sĩ,...), công ty thực phẩm, công ty xây dựng,...
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc (tổng giám đốc), kế toán trưởng & biên bản điều lệ công ty: các văn bản này sẽ giúp nhân viên tín dụng xác định được đối tượng có quyền quyết định đi vay của doanh nghiệp/công ty
- Quy chế về quản lý tài chính hoặc Quy chế về quản lý tài chính của Tổng Công ty (đối với các khách hàng vay vốn là Tổng Công ty): giúp xác định được việc đi vay này có nằm trong quy định, có vượt mức đi vay theo quy định của công ty hay không,...
- Biên bản họp Hội đồng Quản trị công ty về việc ủy quyền cho Giám đốc công ty vay vốn Ngân hàng (tham chiếu theo Điều lệ Công ty): giúp xác định quyết định đi vay của người đại diện công ty là phù hợp và có sự đồng ý của hội đồng quản trị,...
* Đối với các hoạt động xuất/nhập khẩu cần một số loại giấy tờ khác cần quan tâm
 

Các khoản phải thu thường không được bao thanh toán

Gồm những giao dịch, thỏa thuận sau:
- Giao dịch bất hợp pháp
- Hàng hóa bị pháp luật cấm
- Giao dịch có dấu hiệu tranh chấp
- Bán hàng dưới hình thức ký gửi (bên ký gửi chỉ bán hàng theo sự ủy thác của bên khác, không phát sinh nhu cầu thanh toán cho các lô hàng ký gửi,...)
- Lô hàng bán đang được cầm cố thế chấp
- Các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn quá dài (thông thường các TCTD không nhận bao thanh toán cho các khoản phải thu còn thời hạn thanh toán trên 180 ngày trở lên) hoặc các quyền đòi nợ chưa hình thành (ký hợp đồng nhưng chưa giao hàng -> chưa phát sinh nghĩa vụ)
- Các khoản phải thu đã vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán.

Nguồn: Sưu tầm Internet

Các khái niệm cơ bản của Bao thanh toán

Các khái niệm cơ bản:

Bao thanh toán là gì? là hình thức cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng (TCTD) áp dụng cho doanh nghiệp là bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua mua bán hàng hóa. TCTD với vai trò là đơn vị bao thanh toán sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động thúc đẩy hoạt động thương mại, bao gồm thương mại trong nước và quốc tế.


Bao thanh toán có quyền truy đòi: là loại bao thanh toán trong đó TCTD có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng, khi bên mua hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu đã được TCTD nhận bao thanh toán.
Thông thường các TCTD chỉ chấp nhận bao thanh toán loại này vì sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng.

Các khoản phải thu: là số tiền mà bên bán phải phải thu từ bên mua hàng trong những khoản thời gian được xác định trong hợp đồn mua bán hàng hóa

Số dư bao thanh toán: là số tiền mà TCTD ứng trước cho bên bán hàng chưa được bên mua hàng thanh toán.

Các hình thức bao thanh toán:
- Bao thanh toán theo món: với từng khoản phải thu, TCTD ký một hợp đồng tín dụng với bên bán hàng.
- Bao thanh toán theo hạn mức: TCTD cấp cho bên bán hàng một số dư bao thanh toán trong một khoản thời gian xác định mà tại bất cứ thời điểm nào trong thời hạn của hạn mức, tổng số dư bao thanh toán với bên bán hàng không được vượt quá số dư này. Mỗi lần ứng trước, bên bán hàng chỉ cần ký với TCTD khế ước nhận nợ (giấy nhận nợ).
- Đồng bao thanh toán:  Các TCTD cùng thực hiện bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó có một TCTD đứng ra làm đầu mối thực hiện việc tổ chức bao thanh toán.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Những điểm cần lưu ý trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (2)

Phần 2: Hồ sơ cần quan tâm trong báo cáo tài chính:

Những hồ sơ sau sẽ giúp chúng ta trả lời tốt nhất cho các câu hỏi được nhắc đến ở Phần 1

1. Bảng chi tiết số phát sinh (bảng cân đối số phát sinh) -> cho biết các khoản mục nào phát sinh nhiều trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (DN).
2. Bảng kê chi tiết công nợ phải thu & phải trả -> trả lời câu hỏi "Ai chiếm tỷ trọng lớn trong các chỉ tiêu này?"
3. Bảng kê chi tiết hàng tồn kho -> trả lời câu hỏi "Hàng tồn kho nào là chủ yếu?"

Do đa phần các DN mà các TCTD cấp tín dụng là ở quy mô vừa và nhỏ nên chúng ta có thể không ưu tiên xem xét đến "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" và "Thuyết minh báo cáo tài chính".

Những điểm cần lưu ý trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (1)

Phần 1: Các khoản mục quan trọng:

Thông thường, khi thẩm định hồ sơ tài chính của doanh nghiệp (DN), chúng ta thường chú trọng nhiều đến báo cáo tài chính (BCTC), vậy những khoản mục nào được quan tâm ưu tiên?

1. Công nợ: Chúng ta thường trả lời các câu hỏi sau
- Phải thu lớn hơn phải trả? -> DN trong tình trạnh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, phải trả lớn hơn phải thu? -> DN chiếm dụng được một phần nguồn vốn;
- Phải thu (phải trả) chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản (nguồn vốn)? Chúng bao gồm những gì? Những đối tác chiếm dụng nhiều? (chiếm dụng nhiều của đối tác nào?);
- Vì sao công nợ tăng? (do tạo được uy tín với nhà cung cấp nên chiếm dụng vốn, do mở rộng hoạt độngsản xuất kinh doanh nên cho đối tác nợ tiền, do chậm thanh toán,...);
- Các khoản vay nợ ngắn & dài hạn được sử dụng như thế nào?
- Ngoài ra, chúng ta có thể quan tâm đến thời hạn thanh toán, thời hạn được trả chậm,...

2. Hàng tồn kho (HTK):
- HTK có chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản? Điều này là tốt hay không tốt?
- HTK tăng hay giảm mạnh vì sao?
- Hàng tồn kho gồm những gì? Hàng tồn kho nào là chủ yếu?
- Ngoài ra, chúng ta có thể quan tâm đến thời gian tồn kho bình quân, thời điểm tồn kho nhiều trong năm,...

3. Doanh thu & Giá vốn hàng bán:
- Lĩnh vực nào chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu & giá vốn?
- Giá vốn chiếm bao nhiêu % doanh thu?
- Giá vốn tăng/giảm vì lý do gì? Có cùng chiều với sự tăng/giảm doanh thu? Tăng nhanh/chậm hơn doanh thu? Điều này tốt hay không tốt? (đôi khi giá vốn giảm không hẳn do DN thu hẹp quy mô mà là do DN chuyển đổi lĩnh vực hoạt động; DN hoạt động hiệu quả hơn - nếu doanh thu vẫn tăng, không đổi hay chỉ giảm nhẹ;...)

4. Ngoài ra, một số khoản mục khác cũng cần quan tâm khi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản & nguồn vốn như:
- Các khoản đầu tư ngắn & dài hạn
- Tài sản cố định
- Thu nhập khác
...

Xem tiếp Phần 2

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Mục đích của doanh nghiệp khi chiết khấu chứng từ xuất khẩu


Mục đích của việc chiết khẩu bộ chứng từ xuất khẩu là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sau:

1. Thanh toán nợ vay nếu nguồn thanh toán từ L/C xuất khẩu là nguồn trả nợ của các khế ước nhận nợ, hợp đồng tín dụng;

2. Bổ sung vào tài khoản ký quỹ nhằm:
+ Thanh toán các khoản nhờ thu hàng nhập khẩu;

+ Thanh toán L/C nhập khẩu nếu nguồn đảm bảo thanh toán là L/C xuất khẩu được chiết khấu;

3. Thực hiện các hoạt động bổ sung vốn sản xuất kinh doanh khác phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nước.

Bộ hồ sơ đề nghị chiết khấu

Thông thường doanh nghiệp xuất khẩu muốn chiết khẩu bộ chứng từ sẽ cần cung cấp cho các TCTD những giấy tờ sau:

- Với chiết khấu từng lần, lần đầu chiết khấu hoặc mở hạn mức chiết khấu:
1. Hồ sơ pháp lý:
+ Giấy ĐKKD
+ Giấy Đăng ký mã số thuế & mã số xuất nhập khẩu
+ Điều lệ công ty
+ Quyết định bổ nhiệm người đại diện, văn bản ủy quyền xác định thẩm quyền của người sẽ ký kết các hợp đồng chiết khấu với TCTD (nếu có)
+ CMND của người đại diện (có thể có thêm hộ khẩu)
2. Hồ sơ tài chính:
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất
+ Tờ khai VAT các tháng (thường là 06 tháng hoặc 12 tháng gần nhất)
3. Hồ sơ bộ chứng từ chiết khấu:
+ Đề nghị chiết khấu (thường phải theo mẫu của TCTD nhận chiết khấu)
+ Hợp đồng chiết khấu (theo mẫu của TCTD nhận chiết khấu)
+ Bộ chứng từ xuất khẩu (với D/P và D/A là bộ chứng từ gốc hoàn hảo, với L/C xuất khẩu là bộ chứng từ gốc hoàn hảo hoặc bộ dị đồng được ngân hàng phát hành L/C chấp nhận và các tu chỉnh gốc nếu có).

- Với chiết khấu trong hạn mức chiết khấu:
1. Chỉ cần các hồ sơ của điểm số 3 nêu trên
2. Ngoài ra doanh nghiệp có thể bổ sung thêm:
+ Báo cáo tài chính quý gần nhất
+ Tờ khai VAT các tháng gần nhất (thông thường là 03 tháng gần nhất)

Nguồn: Sưu tầm Internet

Các loại chứng từ xuất khẩu thường được chiết khấu

Thông thường các TCTD thường chỉ nhận chiết khấu các loại chứng từ xuất khẩu sau:

1. Bộ chứng từ xuất khẩu thanh toán theo phương thức tín dụng thư, bao gồm L/C xuất khẩu trả ngay và L/C xuất khẩu trả chậm.

 2. Bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu, bao gồm D/P (nhờ thu trả ngay) và D/A (nhờ thu trả chậm).

P/s:
- Các TCTD thường chỉ chấp nhận các bộ chứng từ trên có thời hạn thanh toán còn lại dưới 180 ngày.
- Thời hạn chiết khấu thường được các TCTD áp dụng thường không quá 03 tháng, lãi suất chiết khấu thường là lãi suất cho vay được áp dụng tại thời điểm chiết khấu (thông thường là 30 ngày với L/C trả ngay, 60-90 ngày với L/C trả chậm, D/P, D/A,...)
- Tỷ lệ chiết khấu thường được áp dụng cao nhất với L/C trả ngay (lên đến 95% giá trị bộ chứng từ xuất khẩu).

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Một số khái niệm về chiết khấu bộ chứng từ

Một số khái niệm (Áp dụng cho chứng từ xuất khẩu):

- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: là một hình thức cấp tín dụng thông qua việc ứng trước một khoản tiền cho nhà xuất khẩu trên cơ sở giá trị bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu xuất trình hoặc bộ chứng từ có dị đồng nhưng được ngân hàng phát hành thư tín dụng (L/C) chấp nhận dị đồng.

- Bộ chứng từ hoàn hảo: là bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều kiện và điều khoản qui định trong thư tín dụng (L/C) gốc đính kèm các bộ chứng từ xuất khẩu gốc, được xuất trình tại tổ chứng tín dụng (TCTD) nhận chiết khấu.

- Các hình thức chiết khấu chứng từ xuất khẩu:
+ Chiết khấu không truy đòi: TCTD nhận chiết khấu bộ chứng từ không được quyền đòi đơn vị xuất khẩu đã chiết khấu bộ chứng từ tại TCTD này trong trường hợp ngân hàng phát hành thư tín dụng (L/C) hay bên thanh toán (nhà nhập khẩu) từ chối thanh toán bộ chứng từ. Hình thức này rất ít được các TCTD sử dụng vì mang nhiều rủi ro thanh toán cho TCTD.
+ Chiết khấu có truy đòi: TCTD nhận chiết khấu bộ chứng từ được quyền đòi đơn vị xuất khẩu đã chiết khấu bộ chứng từ tại TCTD này trong trường hợp ngân hàng phát hành thư tín dụng (L/C) hay bên thanh toán (nhà nhập khẩu) từ chối thanh toán bộ chứng từ. Hình thức này được các TCTD sử dụng phổ biến vì rủi ro thanh toán chứng từ chiết khấu được giảm đi rất nhiều, do có cam kết sẽ thanh toán của bên nhà xuất khẩu khi bên thanh toán (nhà nhập khẩu) không thực hiện nghĩa vụ của mình.