Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Các hình thức xử lý nợ quá hạn vì lý do khách quan

Vì những lý do khách quan như khủng hoảng kinh tế, suy giảm kinh tế, bão lũ,... sẽ làm cho những đối tượng đi vay không thể trả nợ (gồm vốn gốc và lãi) đúng thời hạn đã cam kết trong các hợp đồng cho vay. Trong trường hợp này, thông thường các tổ chức tín dụng, mà cụ thể là các ngân hàng sẽ thực hiện một số biện pháp sau:

- Khoanh nợ: là hình thức "hoãn" các khoản dư nợ còn lại của đối tượng đi vay, đến một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ tiếp tục trả nợ như thỏa thuận cũ trong hợp đồng cho vay. Ví dụ như một bài báo trên website vtv.vn có viết:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước (TMNN) thực hiện khoanh nợ và tiếp tục cho vay vốn đối với các hộ nông dân chăn nuôi trâu, bò để khắc phục những thiệt hại do rét đậm, rét hại năm 2008 gây ra
- Giãn nợ: là việc hoãn lại các khoản nợ phải trả, đồng thời áp dụng thời gian đáo hạn mới (kéo dài hơn) đối với khoản nợ được hoãn. Ví dụ như đoạn trích từ website tintuconline.com.vn như sau:
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo việc rà soát, đối chiếu công nợ của Vinashin tại các ngân hàng thương mại, khoanh nợ, giãn nợ đến hết năm 2010 cho Vinashin cân đối nguồn vốn để tiếp tục cho Vinashin vay vốn lưu động hoàn thành các hợp đồng ký kết, báo cáo ban chỉ đạo.
 - Đảo nợ: có thể hiểu nôm na đây là hình thức "vay để trả nợ", có thể người đi vay đến ngân hàng mình đang nợ tiền để vay khoản tiền mới và trả cho khoảng nợ cũ, hoặc cũng có thể vay nợ ngân hàng này để trả nợ ngân hàng kia. Các bạn có thể tham khảo một đoạn trích từ website vneconomy.vn
Tôi nhắc lại, cho vay doanh nghiệp tại một ngân hàng để trả nợ cho chính ngân hàng đó hoặc trả nợ cho một ngân hàng khác, được coi là hành vi đảo nợ.
Hy vọng các bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan nhất về ba hình thức kéo dài nợ trên.
Chúc các bạn thành công :)

0 bình luận:

Đăng nhận xét