Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Một số điểm lưu ý khác trong Bảo lãnh ngân hàng

- Nếu khách hàng của TCTD (bên được bảo lãnh) đề nghị bảo lãnh là đơn vị phụ thuộc của một pháp nhân thì đơn vị này phải có giấy ủy quyền của tổ pháp nhân cho phép đơn vị đại diện cho pháp nhân này tham gia vào quan hệ bảo lãnh với TCTD và đơn vị cùng với pháp nhân này sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Hợp đồng bảo lãnh thường được sử dụng là hợp đồng theo mẫu phát hành của các TCTD. Hợp đồng bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu có sự thỏa thuận của các bên liên quan .

- Thời hạn bảo lãnh: sẽ được căn cứ vào thời hạn thực hiện của nghĩa vụ được bảo lãnh của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh (thường được ghi trong hợp đồng kinh tế của hai bên), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận, cam kết khác. Việc sửa đổi, gia hạn phải có văn bản đề nghị sửa đổi, gia hạn của bên được bảo lãnh và phải được bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.

- Chấm dứt bảo lãnh: một số trường hợp sau sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh của TCTD
+ Bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh;
+ Hết thời hạn đã cam kết trong cam kết bảo lãnh (chứng thư bảo lãnh)

0 bình luận:

Đăng nhận xét